7 Loại Chàm, Viêm Da Phổ Biến: Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Ở Việt Nam, chàm (hay viêm da) là bệnh thường gặp, chiếm đến 25% tổng số bệnh ngoài da. Chàm phổ biến ở trẻ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi, thường xuất hiện trên mặt (đặc biệt là má và cằm) và nhiều vùng cơ thể khác như nếp gấp ở khuỷu tay và/hoặc đầu gối. Người lớn cũng có thể mắc bệnh chàm nhưng triệu chứng khác với trẻ nhỏ.

Chàm gây ra cảm giác ngứa, đỏ trên da, có thể gây mụn nước hoặc bong tróc da. Bệnh chàm không lây nhiễm và loại phổ biến nhất, nghiêm trọng nhất, kéo dài nhất là viêm da dị ứng. Để điều trị và kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, bạn cần trang bị kiến thức cho bản thân để nhận biết triệu chứng, tác nhân kích thích cũng như phương pháp điều trị của từng loại bệnh chàm khác nhau.

7 loại bệnh chàm phổ biến mà bạn nên biết:

Viêm da dị ứng/Chàm cơ địa (Atopic dermatitis)

Chàm cơ địa (hay viêm da cơ địa) là bệnh viêm da mãn tính. Chàm cơ địa thường gặp ở trẻ 6 tháng tuổi nhưng người lớn có hệ miễn dịch yếu, lớp bảo vệ da hoạt động kém (mất độ ẩm và vi khuẩn xâm nhập) cũng có thể bị.

Chàm cơ địa là một trong ba bệnh do cơ địa, gồm có hai bệnh dị ứng khác là hen suyễn và sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng theo mùa, dị ứng phấn hoa). Các nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ mắc chàm cơ địa sẽ cao hơn nếu gia đình có tiền sử bị chàm cơ địa, hen suyễn và/hoặc sốt cỏ khô.

Chàm cơ địa thường xuất hiện ở mặt, bàn tay, bàn chân, nếp gấp trong khuỷu tay, sau đầu gối.

Triệu chứng viêm da cơ địa:

  • Da khô, bong tróc
  • Da đỏ (ban đỏ)
  • Ngứa
  • Nứt da sau tai
  • Phát ban trên má, cánh tay và chân
  • Viêm loét hở, đóng vảy, nứt nẻ (đặc biệt là khi chàm bùng phát)

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa:

  • Sản phẩm tạo độ nhờn và dưỡng ẩm da
  • Kem Steroid và thuốc mỡ
  • Thuốc kiểm soát hệ miễn dịch
  • Kháng sinh điều trị viêm nhiễm
  • Tia cực tím (có thể kết hợp cùng thuốc Psoralen)

Viêm da tiếp xúc (Contact dermatitis)

Viêm da tiếp xúc là do da tiếp xúc với chất kích ứng hoặc tác nhân gây dị ứng. Bệnh thường xuất hiện trên bàn tay hoặc phần cơ thể tiếp xúc với chất kích ứng/dị nguyên, khiến da bị viêm, gây bỏng, ngứa và đỏ da. Có 2 loại viêm da tiếp xúc: viêm da tiếp xúc dị ứngviêm da tiếp xúc kích ứng.

Tác nhân gây viêm da tiếp xúc thường gặp:

  • Hóa chất công nghiệp
  • Chất tẩy rửa
  • Mùi hương
  • Khói thuốc lá
  • Sơn màu
  • Chất tẩy trắng
  • Len
  • Thực phẩm có tính axit
  • Chất làm se
  • Sản phẩm chăm sóc da chứa cồn (không phải cồn cetyl)
  • Một số loại xà phòng và hương liệu
  • Dị nguyên (thường là lông thú nuôi hoặc phấn hoa)

Triệu chứng viêm da tiếp xúc:

  • Đỏ da hoặc phát ba
  • Cháy hoặc sưng da
  • Mụn da thường nứt nẻ hoặc đóng vảy

Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc:

  • Dưỡng ẩm cho da
  • Thuốc Steroid (có thể thoa lên da hoặc dạng viên uống)
  • Kháng sinh
  • Bảo vệ da (đeo găng tay), tránh tiếp xúc với chất kích ứng/dị nguyên

Chàm tổ đỉa (Dyshidrotic eczema)

Chàm tổ đỉa là bệnh về da tạo ra mụn nhỏ, ngứa quanh ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Bệnh có thể trở thành mãn tính và gây đau đớn.

Chàm tổ đỉa thường xuất hiện do căng thẳng, dị ứng (như sốt cỏ khô), tay/chân ẩm, tiếp xúc với niken (trong trang sức mạ kim loại), coban (trong vật dụng mạ kim loại, trong sơn hoặc lớp men), muối crom (dùng trong sản xuất xi-măng, da, sơn,…). Tỉ lệ mắc chàm tổ địa của phụ nữ cao gấp đôi nam giới.

Triệu chứng chàm tổ đỉa:

  • Mụn nước nhỏ trên ngón tay, bàn tay và ngón chân, đóng vảy sau vài tuần
  • Ngứa dữ dội
  • Đỏ da
  • Da bong tróc, nứt nẻ
  • Đau đớn

Phương pháp điều trị chàm tổ đỉa:

  • Chườm mát, chườm ẩm
  • Thuốc Steroid (thoa lên da hoặc dạng viên uống)
  • Thuốc Psoralen kết hợp liệu pháp tia UVA

Viêm da tiết bã nhờn (Seborrheic Dermatitis)

Ở trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã nhờn (gàu) ảnh hưởng đến vùng da đầu. Ở người lớn, bệnh còn xuất hiện ở vùng lông mày, hai bên mũi, sau tai, vùng bẹn và giữa ngực.

Viêm da tiết bã nhờn có thể là do sự phát triển quá mức của một loại nấm men thường sống ở vùng viêm da, cũng như sự phát triển nhanh chóng và quá mức của tế bào da đầu, khiến da rơi ra thành vảy. Viêm da tiết bã nhờn đặc biệt khó điều trị ở người có hệ miễn dịch kém, bao gồm người bị AIDS.

Phương pháp điều trị viêm da tiết bã nhờn:

  • Dầu gội chứa axit salicylic, selen sulfide, kẽm pyrithione hoặc nhựa than đá (hắc ín)
  • Kem dưỡng chứa Steroid

Viêm da thần kinh (Neurodermatitis/Lichen Simplex Chronicus)

Viêm da thần kinh là bệnh về da gây ngứa tương tự viêm da cơ địa. Da người bệnh thường xuất hiện những mảng da dày, bong vảy do chà xát hoặc gãi quá nhiều.

Triệu chứng viêm da thần kinh:

  • Mảng da dày, bong vảy sau gáy, bộ phận sinh dục, da đầu, vai, lòng bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, mu bàn tay
  • Ngứa ngáy
  • Da không đều màu

Phương pháp điều trị viêm da thần kinh

  • Không gãi
  • Thuốc Steroid dạng thoa lên da
  • Thuốc Steroid Prednisone đường uống, trong trường hợp viêm da ảnh hưởng đến da đầu khó điều trị.

Chàm thể đồng tiền (Nummular eczema)

Chàm thể đồng tiền hay viêm da thể đồng tiền là dạng bệnh chàm phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, tỉ lệ mắc bệnh của nam giới cao hơn nữ giới. Chàm thể đồng tiền khác bệnh chàm thông thường và khó điều trị hơn.

Chàm thể đồng tiền có thể do nhiều yếu tố kích thích, bao gồm không khí khô, lạnh, tiếp xúc với hóa chất như formaldehyde, tiếp xúc với kim loại như niken.

Triệu chứng chàm thể đồng tiền:

  • Vết đỏ hình đồng tiền xuất hiện trên chân, mu bàn tay, cẳng tay, lưng dưới, hông
  • Vết loét hở, ớt
  • Da khô, bong vảy
  • Ngứa ngáy

Phương pháp điều trị chàm thể đồng tiền

  • Không gãi, bảo vệ da khỏi tổn thương
  • Tắm nước ấm và thoa dưỡng ẩm sau khi tắm
  • Thoa thuốc mỡ Steroid lên vùng phát ban
  • Sử dụng thuốc Steroid đường uống hoặc dạng tiêm
  • Uống kháng sinh để ngăn nhiễm trùng

Viêm da ứ đọng (Stasis dermatitis/Venous Stasis Dermatitis)

Viêm da ứ đọng xuất hiện khi tuần hoàn máu trong tĩnh mạch gặp vấn đề và gây áp lực (thường là ở vùng cẳng chân), khiến máu rỉ ra khỏi tĩnh mạch, vào da và gây viêm da ứ đọng.

Triệu chứng viêm da ứ đọng:

  • Sưng quanh mắt cá chân
  • Đỏ da
  • Da bong vảy
  • Ngứa ngáy
  • Đau đớn

Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện vết loét nứt hoặc loét lớn, vết loét chảy nước và nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị viêm da ứ đọng

  • Kem hoặc thuốc mỡ Steroid
  • Kem hoặc lotion tạo độ nhờn cho da
  • Chườm ẩm
  • Kháng sinh điều trị nhiễm trùng
  • Nâng chân lên cao

About NT Nhị Trưng

410 Hai Bà Trưng, Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Check Also

tinh-dầu-tràm-trà

Cách Dùng Dầu Tràm Trà Chăm Sóc Da và Tóc

Dầu tràm trà là tinh dầu được chiết xuất từ lá cây trà của Úc. Tinh …

Leave a Reply