Hình ảnh Ngồi Nhiều Rất Có Hại
0
0
0
0
0
0
0 bình luận 1,100
Bình luận

Ngồi Nhiều Rất Có Hại

Trung bình một nhân viên văn phòng ngồi khoảng 10 tiếng một ngày, bao gồm thời gian ngồi trước máy tính, trao đổi email, gọi điện thoại, ăn trưa ở ……

Trung bình một nhân viên văn phòng ngồi khoảng 10 tiếng một ngày, bao gồm thời gian ngồi trước máy tính, trao đổi email, gọi điện thoại, ăn trưa ở cơ quan và cả thời gian ngồi xem tivi hoặc lướt web ở nhà.

Các nhà nghiên cứu y tế đã cảnh báo rằng ngồi một chỗ quá lâu rất nguy hiểm cho sức khỏe, có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư, trầm cảm và đau cơ, đau khớp.  Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng ghế ngồi trong văn phòng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhiều hơn cả khói thuốc và giết chết nhiều người hơn cả căn bệnh thế kỷ HIV.ngoi-nhieu-lam-viec

Ngoài ra, các nghiên cứu năm 1950 đối với tài xế xe bus và nhân viên văn phòng đã cho thấy mối liên kết giữa thói quen ít vận động với tỉ lệ bệnh tật và tử vong cao hơn.  Các quan sát mới đây cũng cho thấy những nhân viên ít vận động có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch cao gấp đôi, nguy cơ mắc ung thư tăng 13% và nguy cơ tử vong tăng 17% so với những người chỉ ngồi vài tiếng đồng hồ. 

Bên cạnh đó, thói quen sử dụng xe máy và xe bus thay vì đi bộ hoặc đạp xe đạp, thói quen ngồi xem tivi hoặc chơi game cũng khiến chúng ta ít vận động hơn. Tổ chức Y tế Thế giới WHO ước tính 95% người trưởng thành trên toàn thế giới rất ít vận động và không đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu là 30 phút dành cho các hoạt động thể chất vừa và mạnh 5 lần mỗi tuần.

Lời Khuyên và Giải Pháp Hạn Chế Ngồi Nhiều

Các chuyên gia đã đưa lời khuyên về thời gian ngồi và đứng thích hợp giúp thay đổi đáng kể thói quen ngồi một chỗ này.

Theo lời khuyên của chuyên gia đăng trên tạp chí British Journal of Sports Medicine, nhân viên văn phòng nên bắt đầu đứng dậy, đi lại và nghỉ ngơi ít nhất 2 tiếng khi làm việc. Sau đó, họ nên tập giành ra ít nhất 4 tiếng để thực hiện “các hoạt động cường độ nhẹ”.

Ông Gavin Bradley, giám đốc nhóm quốc tế Active Working với mục tiêu giảm thời gian ngồi làm việc, cho biết mức độ đầu tiên của “hoạt động” đó là đứng dậy.  Ta có thể đứng khi nghe điện thoại, đi dạo quanh văn phòng, họp đứng, sử dụng thang bộ thay thang máy, nghỉ trưa,… 

Bản thân Bradley cũng đã thay đổi cách làm việc hoàn toàn kể từ khi nhóm của ông đón nhận thách thức “giúp mọi người đứng dậy khỏi bàn làm việc”. Ông làm việc khi đứng trên một chiếc thảm mềm tạo cảm giác thoải mái và cài đặt để máy tính hiện thông báo nhắc nhở ông thay đổi tư thế mỗi 20-30 phút.

Cách đứng ngồi luân phiên như vậy thực sự có ích. Sau khi ta ngồi 30 phút, quá trình trao đổi chất sẽ chậm đi 90%. Các enzym có tác dụng chuyển chất béo xấu từ động mạch đến cơ để đốt cháy cũng hoạt động chậm lại. Sau khi ngồi 2 tiếng, nồng độ cholesterol tốt cũng giảm mất 30%. Chỉ với việc đứng dậy khoảng 5 phút, ta đã có thể giúp các quá trình này hoạt động bình thường trở lại. 

James Levine, một chuyên gia về bệnh béo phì của Tổ chức Mayo Clinic (Mỹ) cho biết lời hướng dẫn này rất hiệu quả. Ở nơi làm việc, ông thấy những đồng nghiệp ăn nhiều, không tập luyện nhưng vẫn không bị tăng cân là nhờ thói quen đứng dậy, đi lại và di chuyển suốt cả ngày thay vì ngồi một chỗ. Levine cho biết thêm: “Không những sức khỏe được cải thiện mà năng suốt làm việc còn tăng thêm 15% khi nhân viên đứng dậy và đi lại. Và có lẽ ta nên thay đổi cách thiết kế nơi làm việc cũng như trường học để chấm dứt thói quen ngồi và ít vận động”.